Muốn nghỉ việc, trình bày như thế nào để không mất lòng sếp?

Muốn nghỉ việc, trình bày như thế nào để không mất lòng sếp là câu hỏi của rất nhiều người. Cho dù bạn nghỉ việc vì lý do gì đi chăng nữa thì cũng có hàng trăm ngàn thủ tục khác nhau cần phải làm trước khi nghỉ. Và dù cho bạn có không hài lòng thì tốt nhất cũng nên ra đi trong êm đẹp.
Bạn đang đứng trước một bước ngoặt trong sự nghiệp và đã đến lúc phải thông báo cho cấp trên quyết định xin nghỉ việc của bạn. Cho dù bạn nghỉ để đi làm ở một công ty khác, tự mở công ty riêng hay hoặc chỉ đơn giản là nghỉ ngơi một thời gian thì cũng phải trình bày một cách thật khéo léo để không mất lòng sếp.
Muốn nghỉ việc, trình bày như thế nào để không mất lòng sếp? – Trình bày thế nào để không mất lòng sếp khi xin nghỉ việc?
1. Trình bày trực tiếp
Khi xin nghỉ việc, đừng để cho một người nào đó trở thành trung gian giữa bạn và cấp trên và nói giúp bạn điều này. Bạn phải là người trực tiếp kiểm soát thông tin và cách thức sẽ trình bày với sếp. Nếu như bạn để sếp của mình biết được tin này qua một người nào khác hoặc theo kiểu tin đồn giữa các nhân viên trong công ty thì rõ ràng là một cách vô cùng thiếu chuyên nghiệp và có phần thiếu tôn trọng cấp trên.
Theo chuyên trang tuyển dụng, tìm việc làm https://goodcv.vn, hãy gặp trực tiếp quản lý để xin nghỉ. Nếu như không thể gặp mặt trực tiếp, hãy gọi video call qua Skype hoặc một nền tảng gọi video nào khác hoặc chí ít là bạn hãy gọi điện thoại cho người này. Email chỉ là cách thức cuối cùng để chắn chắn hoàn thành mọi thủ tục.
2. Chuẩn bị sẵn những gì sẽ nói khi xin nghỉ
Hãy chuẩn bị sẵn sàng những gì sẽ nói khi bước vào phòng sếp. Cho dù bạn nghỉ việc vì một lý do cực kỳ hợp lý thì việc nói ra cũng sẽ rất khó khăn và bạn chắc hẳn không muốn trình bày một cách ấp úng.
Cùng với đó, bạn cũng cần phải thể hiện sự kiên định với quyết định của mình và chuẩn bị sẵn tinh thần trước bất cứ câu hỏi nào của sếp. Nếu như sếp thuyết phục bạn ở lại thì sao? Sếp khuyên bạn nên suy nghĩ lại trong một vài ngày rồi quay lại trình bày? Những điều này hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là khi bạn là một trong những thành viên chủ chốt trong công ty và có mối quan hệ chặt chẽ với sếp.
Trên hết, bạn cần phải đảm bảo cuộc trò chuyện sẽ diễn ra theo hướng chuyên nghiệp, đừng biến nó thành một cơ hội để trút giận lên sếp hay phàn nàn về không việc. Ngay cả khi nghỉ việc là một lối thoát cho sự nghiệp của bạn thì bạn cũng không nhất định phải để cấp trên thấy được điều này.
3. Nộp đơn xin nghỉ việc
Sau khi xin nghỉ trực tiếp, bạn hãy gửi đơn xin nghỉ việc cho sếp (bạn có thể gửi email nhưng tốt nhất là in ra và nộp). Đơn xin từ chức sẽ giúp đảm bảo không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào về ngày nghỉ việc của bạn. Nhiều công ty sẽ đưa đơn xin từ chức này vào kho hồ sơ nhân sự cuối cùng. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc để áp dụng sao cho thể hiện sự chuyên nghiệp tối đa tại Link sau: https://goodcv.vn/blog/don-xin-nghi-viec-nsi441
Vậy, bạn nên viết gì trong đơn xin nghỉ việc?
- Ngày cuối cùng làm việc tại công ty: Thông thường, bạn sẽ phải thông báo trước tối thiểu 2 tuần. Nếu như bạn đảm nhiệm các vị trí trọng yếu thì khoảng thời gian này có thể sẽ dài hơn. Tuy nhiên, cùng sẽ có nhiều công ty cho nhân viên nghỉ việc ngay sau khi xin thôi việc.
- Giải thích ngắn gọn lý do xin nghỉ việc: Khi giải thích lý do xin nghỉ việc, bạn hoàn toàn có thể nói những lý do chung chung như nghỉ việc để đi làm cho một công ty khác mà không cần phải giải thích quá chi tiết. Nghỉ việc vì lý do cá nhân cũng là một cách hay nếu như bạn không hài lòng với công việc, công ty nhưng lại không muốn làm mất lòng sếp. Lời khuyên về nghỉ việc, thôi việc bạn hãy CLICK HERE để tham khảo thêm.
- Thể hiện sự biết ơn: Cho dù những công việc tồi tệ nhất cũng có điểm sáng của riêng nó. Thể hiện sự biết ơn không phải là điều bắt buộc nhưng đây là thời điểm thích hợp để bạn nói lời cảm ơn với công ty vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho bạn trong thời gian qua. Trong ngày làm việc cuối cùng ở công ty, hãy bàn giao cho đồng nghiệp những công việc còn dang dở và chia sẻ với họ những thông tin mà bạn cho là hữu ích.
Thể hiện một thái độ tích cực và tôn trọng khi xin nghỉ việc sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt và có chỗ dựa để nhà tuyển dụng mới xác minh thông tin ứng viên nếu cần thiết. Điều này sẽ còn mở ra cho bạn một con đường lui để trở lại công ty nếu như có vị trí nào hấp dẫn hơn trong tương lai.